Lịch sử hoạt động Súng_trường_tự_động_kiểu_56

K-56 được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia và nhiều chiến trường tại Châu Á, Châu Phi, Nam MĩĐông Âu. Một tài liệu không chính xác cho biết trên thế giới có đến 10-15 triệu khẩu K-56, chiếm 1/5 số súng AK đã được sản xuất trên thế giới. Đặc biệt trong Chiến tranh lạnh, Trung Quốc vừa xuất khẩu vừa viện trợ loại súng này cho nhiều nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.[cần dẫn nguồn]

Việt Nam, súng thường bị nhầm với phiên bản CKC của Trung Quốc cũng có tên là Kiểu 56 và cũng được sử dụng nhiều tại Việt Nam, vì vậy, để tránh nhầm lẫn, nhiều người gọi K-56 là AK Trung Quốc, còn mẫu CKC "Type 56" do Trung Quốc chế tạo vẫn được gọi là CKC như các phiên bản của Liên Xô.[cần dẫn nguồn]

Trong cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung, Kiểu 56 đã xuất hiện ở cả hai bên chiến tuyến. Trong Chiến tranh Iran-Iraq, cả Iran và Iraq cũng đều sử dụng K-56. Trường hợp này cũng xảy ra tương tự đối với khẩu AK-63.[cần dẫn nguồn]

Kiểu 56 cũng xuất hiện trong Chiến tranh Kosovo.[cần dẫn nguồn]

Hiện nay, cũng giống với tình trạng của AK-47AKM, K-56 đang được nhiều lực lượng vũ trang, thậm chí các tổ chức khủng bố, ma túy hay mafia sử dụng điển hình như Taliban hay Al-Qaeda. K-56 vẫn được Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc giữ cho lực lượng dự bị và quân động viên, dù ít xuất hiện trong lực lượng chính quy của Trung Quốc. Trong quân đội chính quy, nó được thay bằng K-81K-84.[cần dẫn nguồn]

Kiểu 56 vẫn còn trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam, tuy từ năm 2008, súng trường tiến công tiêu chuẩn của họ là AKMAKMS. Do K-56 nặng hơn AK-47 (và một số biến thể Đông Âu của nó), vì thế động lượng khi bắn lớn hơn dẫn tới độ chụm cao hơn AK-47, cộng thêm tiếp nhận các ưu điểm từ AKM nên Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn giữ chúng lại trong biên chế.